Thời đại Hồ Chí Minh (10:50 06/01/2010)


HNP - Thăng Long- Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh-thời đại rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

Ảnh: Bác Hồ đi thăm các nhà máy


a- Những năm đầu độc lập và 9 năm trường kỳ kháng chiến:

Phản lại Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp sau khi đổ bộ trái phép lên Đà Nẵng, Đồ Sơn, đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội , bộc lộ ý đồ đánh úp Thủ đô ta. Ta đã có đề phòng nên chủ động. Tối ngày 19-12-1946, lúc 20h30 đèn điện phụt tắt, pháo đài Láng nổ súng báo hiệu cuộc chiến bắt đầu.

Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt giành giật từng căn nhà, từng đường phố.

Quân và dân Thủ đô Hà Nội đã làm thất bại âm mưu “đánh chiếm thành phố trong vòng 24 tiếng đồng hồ” của thực dân Pháp.

8h tối ngày 17 tháng 2 năm 1946, Trung đoàn Thủ đô đã rút ra một cách toàn vẹn, làm thất bại kế hoạch của giặc Pháp địch bao vây và tiêu diệt lực lượng ta. Cuộc rút lui cũng như ngày nổ súng của ta đã làm cho địch hết sức bất ngờ...

Sau 9 năm truờng kỳ kháng chiến bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7-1954). Tháng 9-1954, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ- Tư lệnh trưởng Đại đoàn Quân tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó chủ tịch.

Sáng 8-10-1954, các đơn vị bộ đội chia làm nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Sáu giờ sáng ngày 9-10- 1954, bộ đội lại theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành và chia làm nhiều cánh tỏa đi các nơi, lần lượt tiếp thu nhà ga, phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Phủ Thống sứ. Đến 16h, quân Pháp rời khỏi thành phố, rút sang phía bắc cầu Long Biên.Vào lúc 16h30, bộ đội ta đã hoàn toàn kiểm soát thành phố, gọn gàng và trật tự.

Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân Hà Nội đổ ra hai bên đường phất cờ tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên khắp các tầng nhà.

Ngày 10-10-1954, đại quân vào nội thành. Hà Nội sạch bóng quân thù.

b- Hà Nội tiên phong trong sự nghiệp sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc , chi viện sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, lập chiến thắng “ Điện Biên phủ trên không’’, đập tan không lực Huê kỳ.

Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ (12/1972), Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và các cơ sở giao thông. Đến năm 1975, Hà Nội đã xây dựng được 265 xí nghiệp quốc doanh,237 HTX thủ công nghiệp.Giá trị TSLCN năm 75 tăng 30 lần so với năm 1955. TSL qui thóc tăng 4,3 lần so với năm 1955. Thương nghiệp quốc doanh mở 1.231 điểm bán, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ sinh hoạt thời chiến của bộ đội và nhân dân. Xây dưng và đưa vào sử dụng 320 công trình phục vụ sản xuất, 58 công trình phúc lợi.Năm 1975 xây dưng 60.000 m2 nhà ở, hoàn thành 24 khu nhà cao tầng, xây dựng 22 cầu cho xe cơ giới,...Năm học 1975-1976 có 350 trường phổ thông các cấp, tăng 81 trường so với năm 1965.

c- Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế những năm 1976-1985: Đất nước thống nhất, tháng 4/1976, Hà Nội được Quốc hội chung của cả nước quyết định làthủ đô của nước CHXHCNVN. Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội quyết tâm xây dựng Thủ đô “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Cả nước dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước, như bốn đổi mới trong công nghiệp, áp dụng khoán trong nông nghiệp, xử lý giá, lương, tiền trong lưu thông phân phối, cải thiện nhà ở, giao thông, ...Các công trình lớn như sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Đuống, cầu Chương Dương, đường 6( đoạn Hà Nội-Hà Đông) và nhiều khu nhà cao tầng ở Bắc Thanh Xuân, Kim Giang, Đại học Bách Khoa, tập thể Quỳnh Lôi được xây dựng và đưa vào sử dụng. ..Một số ngành công nghiệp điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí nông nghiệp, hóa chất, chế tạo máy đã được hình thành. Nông nghiệp hình thành nhiều vùng chuyên canh rau ở Từ Liêm, Đông anh, Thanh trì. Kim ngạch ngoại thương HN giai đoạn 1980-1985 đạt 247,8 triệu Rúp- USD...

d-Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại trên cơ sở những định hướng qui hoạch Thủ đô đến năm 2000, 2010 và định hướng đến 2020.

 Những năm đầu đổi mới(1986-1990), cả nước và Hà Nội lâm vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối do hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và do tàn tích của chiến tranh. Sản xuất chậm phát triển, chất lượng và hiệu quả thấp. Đời sống nhân dân khó khăn. Hà Nội chủ động tìm hướng phát triển kinh tế, thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, cho phép xí nghiệp vừa sản xuất theo kế hoạch vừa sản xuất theo yêu cầu của thị trường, từng bước tổ chức các Liên hiệp sản xuất lấy xí nghiệp quốc doanh làm trung tâm. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm vẫn đạt 4,5 % trong đó kinh tế NN đạt 5,2%, kinh tế ngoài NN đạt 2,8%...

Thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (1991-2000): lần đầu tiên trong kế hoạch 5 năm 91-95, nhiều mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của Hà Nội đã đạt và vượt toàn diện. Kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng ở mức cao, kinh tế Thủ đô đã có tích lũy, GDP tăng trưởng ở mức 12,5% năm bằng 1,66 lần năm 1995 và bằng 3,8 lần năm 1985. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH ; hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng CN-dịch vụ-nông nghiệp; cơ cấu sản phẩm hàng hóa cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản phẩm chất lượng cao và xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm 91-95 đạt 32.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1996-2000, thành phố đã tập trung nguôn lực phát triển kinh tế NN trong những ngành , lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hệ thống tài chính,ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất thương mại dịch vụ then chốt. Năm 2000, HN chiếm 3,6 % dân số và 2,8% diện tích lãnh thổ quốc gia, nhưng đã đóng góp với cả nước 7,8% GDP, 9,4% giá trị KNXK, 11,7% vốn đầu tư xã hội.

 Một vinh dự lớn, năm 1999 thủ đô Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu vẻ vang “Thành phố vì hòa bình” và lấy làm nơi phát động “Năm quốc tế hòa bình- 2000” .Năm 2000, HN được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Thủ đô Anh hùng.

Thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (2000-2010): Hà Nội đẩy nhanh tiến độ sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp, quan tâm đầu tư lớn đối với doanh nghiệp NN làm ăn có hiệu quả, đổi mới thiết bị công nghệ và mô hình quản lý , tích cực thu hút vốn đầu tư thuộc mọi thành phần, nâng cấp hạ tầng đô thị.

Những năm đầu TK 21, bộ mặt Thủ đô đổi thay nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của cả nước. HN đã mở ra 4 hướng với các KCN hiện đại , phát triển công nghiệp gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp của tam giác kinh tế Hà Nội-Hải phòng- Quảng Ninh, thực hiện thành công bứơc đi ban đầu chiến lược CNH,HĐH. Hình thành những nhóm công nghiệp chủ lực :Điện-điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí luyện kim, chế biến thực phẩm, dệt,may da giày...Du lịch, dịch vụ từng bước phát triển. ..Việc cải tạo, xây dựng Thủ đô thành một đô thị văn minh hiện đại xứng với tầm vóc của một quốc gia có trên 100 triệu dân trong thế kỉ 21 là một yêu cầu cần thiết...

 



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t