Công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở kè đê Linh Chiểu, kè Phương Độ, kè Cẩm Đình (17:49 26/11/2022)


HNP - Ngày 22/11, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 4592/QĐ-UBND, công bố tình huống khẩn cấp sạt lở kè đê Linh Chiểu, kè Phương Độ, kè Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ) và ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình để ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ sông, công trình đê điều.

Theo quyết định, kè Linh Chiểu đoạn tương ứng từ K31+980 đến K32+215 đê hữu Hồng đang xuất hiện một số cung sạt, mỗi cung sạt dài từ 3m tới 10m; cung sạt rộng từ 0,5m đến 1m, tạo vách đứng từ 1m đến 2m. Hiện trạng toàn bộ lăng thể đá hộ chân mái bờ sông (kè Linh Chiểu) đã bị dòng chảy cuốn trôi rất nhiều, một số vị trí không còn đỉnh cơ kè. Khu vực này tuyến kè gần chân đê thượng lưu tuyến đê hữu Hồng (đê cấp I). Các vị trí sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng đặc biệt là trong mùa mưa bão do dòng chảy trên sông đang có xu hướng áp sát bờ sông, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định công trình đê điều.

 
Kè Phương Độ, đoạn tương ứng từ K34+800 đến K35+500 hê hữu Hồng đang xuất hiện một số cung sạt, mỗi cung sạt dài từ 10m đến 30m; cung sạt rộng từ 1,5m đến 2m, tạo vách đứng từ 1m đến 4m. Hiện trạng phần lăng thể đá hộ chân mái bờ sông (kè Phương Độ) đã bị dòng chảy cuốn trôi rất nhiều, một số vị trí không còn đỉnh cơ kè. Bờ sông khu vực bảo vệ của tuyến kè có khoảng 15 hộ sinh sống. Các vị trí sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng đặc biệt là trong mùa mưa bão do dòng chảy trên sông đang có xu hướng áp sát bờ sông, đe doạ an toàn đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống ven sông.
 
Kè Cẩm Đình, đoạn tương ứng K0+200 đến K1+300 đê Vân Cốc, xã Xuân Đình đang xuất hiện 3 vị trí sạt lở nghiêm trọng. Các cung sạt có chiều dài từ 20m đến 25m, rộng từ 1m đến 1,5m, sâu từ 2 đến 2,5m; toàn tuyến xuất hiện nhiều điểm xung yếu, chân kè đã bị xói lở mất chân, mái bờ sông bị sụt lún.
 
Trong phạm vi bảo vệ tuyến kè có khoảng 200 hộ dân sinh sống ở vùng bãi sông. Tại vị trí sạt lở, phần lớn vật liệu hộ chân đê đã bị dòng chảy cuốn trôi, một số cung sạt lở đã ăn sâu vào mái bờ sông, sạt lở có xu hướng tiếp tục phát triển, mở rộng đặc biệt là trong mùa mưa bão do dòng chủ lưu sông Hồng có xu hướng áp sát bờ sông, đe dọa an toàn an toán đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống ven sông.
 
Để ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra, UBND thành phố Hà Nội giao UBND huyện Phúc Thọ khẩn cấp vận động, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân trong tình huống thiên tai. Cảnh báo, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm. Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công trình công cộng và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng theo châm "4 tại chỗ".
 
Kiểm tra, phát hiện, đánh giá và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai. Phối hợp với các đơn vị quản lý công trình tổ chức tăng cường kiểm tra, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố…
 
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện ngay việc khoanh vùng phạm vi có nguy cơ sạt lở; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục sự cố.
 
Phối hợp với UBND huyện Phúc Thọ trong việc theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm "4 tại chỗ"; thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế thấp nhất sự phát triển của các cung sạt; thông báo rộng rãi tình huống khẩn cấp trên…
 
UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình để khắc phục sạt lở kè Linh Chiểu, kè Phương Độ, kè Cẩm Đình, với kinh phí dự kiến là 70 tỷ đồng.

Thu Hằng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t