Hà Nội: Nhiều cơ chế, chính sách về y tế hỗ trợ phụ nữ (13:47 10/10/2017)


HNP - Sau 10 năm thi hành Luật Bình Đẳng giới, TP Hà Nội đã chăm lo, giải quyết kịp thời các vấn đề xác hội phát sinh liên quan đến phụ nữ, trong đó có lĩnh vực y tế.

Theo đó, trong 10 năm qua,  thành phố đã chỉ đạo ngành Y tế tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới. Đơn cử, triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhằm từng bước cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ, nam giới và trẻ em trong cộng đồng. Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh được đầu tư đến tận các cơ sở xã, phường, thị trấn. Các bệnh viện tuyến huyện cũng được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. Đáng nói, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, mọi người bệnh đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh của ngành y tế... Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng luôn được ngành Y tế quan tâm thực hiện.

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố đã giao cho Thành Hội Phụ nữ chủ trì triển khai thực hiện Dự án “Tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn thành phố”. Qua 3 giai đoạn, tư vấn và khám tầm soát cho 127.828 phụ nữ từ 35 đến 60 tuổi.

Sở Y tế chủ động phối hợp các cơ quan báo, chí tổ chức tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức triển khai truyền thông giáo dục về mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy cho thế hệ tương lai; tuyên truyền cho Ban Chỉ đạo Dân số và Kế hoạch hóa gia đình cơ sở, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp và người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh.

Cùng với đó, chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc quy định không thông báo giới tính thai nhi cho phụ nữ có thai và người thân của họ. Không loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính. Tính đến cuối năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của TP Hà Nội là 114 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ y tế là 98%, dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con lên 40%; 99% phụ nữ có thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván; số phụ nữ có thai được quản lý thai nghén đạt tỷ lệ 99,9%; số bà mẹ được khám thai trên 3 lần trong 3 thời kỳ đạt tỷ lệ 95,2%; 100% các cơ sở đỡ đẻ thực hiện "xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ”.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nữ tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ; khám phụ khoa cho nữ giới; vận động chị em có thai đi khám thai định kỳ và tiêm phòng vắc xin đầy đủ; vận động thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai; tích cực tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS...


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t