Tuyên truyền nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự (20:41 12/04/2017)


HNP - Ngày 12/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giới thiệu những nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Luật tiếp công dân cho hơn 300 đại biểu là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đại diện các cơ quan báo chí, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Thủ đô.

Các đại biểu tham dự hội nghị


Tại hội nghị, Tiến sỹ Lê Thị Hoa, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, báo cáo viên tại hội nghị cho biết, công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị là một trong những công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Công ước có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Nước ta gia nhập Công ước ngày 24/9/1982 và đã có nhiều nỗ lực để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong công ước được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn. Nổi bật như Hiến pháp năm 2013 đã có bước tiến mới trong tư duy lập hiến và bước phát triển vượt bậc trong quy định về quyền con người…
 
Đối với Luật tiếp công dân: nội dung quan trọng hay được nhắc đến là quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo đánh giá chung, thời gian qua, công tác tiếp công dân của các cấp, các ngành còn có những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Lỗi điển hình là chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia. 
 
Bên cạnh đó, đội ngũ công chức làm công tác tiếp công dân nhiều nơi còn hạn chế về hiểu biết pháp luật, khả năng giao tiếp, phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức làm công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập. Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chưa có văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tiếp công dân. Để đổi mới công tác tiếp công dân, Luật Tiếp công dân quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Ngoài ra, Luật Tiếp công dân cũng nêu cụ thể nguyên tắc tiếp công dân, quản lý công tác tiếp công dân, những trường hợp được từ chối tiếp công dân đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản, pháp luật về tiếp công dân, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội.

Đoàn Nguyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t