Hà Nội thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục (21:25 19/04/2017)


HNP - Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/2/2010. Hà Nội đăng ký hoàn thành mục tiêu này vào năm 2014. Kết quả, 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi từ năm 2012 - 2013 và duy trì kết quả tốt. Như vậy, Hà Nội là một trong số ít các địa phương đã về đích sớm hai năm so với kế hoạch, vượt so với mục tiêu Thành phố đề ra một năm.

Phổ cập giáo dục Tiểu học đạt kết quả tốt


Thời gian qua, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quan tâm bằng nhiều chính sách cụ thể, thiết thực, kịp thời và nâng cao dân trí một cách toàn diện… UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành thực hiện tốt Kế hoạch 86/KH-UBND về xây dựng phòng học kiên cố, xóa phòng học nhờ, học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp. Tổng kinh phí cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong giai đoạn 2011 - 2015 là hơn 10 tỷ đồng bao gồm nguồn từ chương trình mục tiêu (3,5 tỷ đồng) và nguồn từ chương trình thường xuyên (7 tỷ đồng). Qua đó, đã duy trì tốt tốt phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS và xóa mù chữ một cách hiệu quả… 
 
Đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/2/2010 nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1. Theo kế hoạch, 100% các địa phương sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015. Hà Nội đăng ký hoàn thành mục tiêu này vào năm 2014. Kết quả, 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi từ năm 2012 - 2013 và duy trì kết quả tốt. Như vậy, Hà Nội là một trong số ít các địa phương đã về đích sớm hai năm so với kế hoạch, vượt so với mục tiêu Thành phố đề ra một năm.
 
Đặc biệt, Thành phố đã lồng ghép các nguồn vốn kiên cố hóa trường học, chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa; ưu tiên đầu tư xây dựng phòng học kiên cố cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi. Cùng với đó, bố trí hiệu quả nguồn ngân sách Thành phố, nguồn ngân sách chương trình mục tiêu và xã hội hóa giáo dục để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học và hỗ trợ công tác điều tra phổ cập giáo dục mầm non. Cụ thể, Thành phố đã đầu tư 15.630 tỷ đồng, xây dựng mới 142 trường và xây thêm 182 trường đạt chuẩn quốc gia. 
 
Không chỉ ở bậc Mầm non, Hà Nội là một trong 10 đơn vị đầu tiên được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Thực hiện công tác phổ cập, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường biện pháp duy trì sĩ số học sinh, tạo mọi điều kiện, miễn giảm các khoản đóng góp đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh khuyết tật ra lớp chuyên biệt hoặc hòa nhập. Học sinh yếu, các nhà trường có kế hoạch theo dõi và có biện pháp giúp đỡ, kèm cặp để hạn chế học sinh lưu ban. Ngoài ra, công tác này cũng được các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đầu tư nhiều nguồn kinh phí nhằm xây dựng trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong đó có các phòng chức năng, đủ về chủng loại, đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả là, 100% xã đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi năm 2011 - 2013. Năm 2015, 98,8% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ II. 7 xã đạt chuẩn mức độ I, chiếm 1,2%. 30/30 đơn vị quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. 100% vào lớp 1; 99,9% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học mức độ I.
 
Đối với phổ cập giáo dục THCS, Hà Nội đã được công nhận sớm về phổ cập giáo dục THCS năm 1999. Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ học sinh Hà Nội từ 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THCS là 95,3%. Sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh Hà Nội được chia theo 4 luồng khác nhau: Thứ nhất là tiếp tục thi, học tại các trường THPT; tỷ lệ này hiện thu hút đông học sinh nhất, đạt 88,9%. Thứ hai, không đỗ các trường THPT, tham gia học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên để lấy bằng bổ túc THPT. Thứ ba, được xét tuyển vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường đào tạo nghề. Thứ tư, học sinh tham gia lực lượng lao động sản xuất mà chưa qua đào tạo. Thực tế hiện nay, tỷ lệ lớn học sinh tốt nghiệp THCS thi vào các trường THPT, số không đỗ đã tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, do tham gia quá sớm, chưa qua đào tạo bài bản nên chất lượng lao động và thu nhập thấp. 
 
Trên địa bàn TP Hà Nội, những năm gần đây, các trường THCS đã đẩy mạnh công tác định hướng, phân luồng một các hợp lý. Từ hiệu quả của công tác này, các bậc phụ huynh và các em học sinh đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng và những lợi ích thiết thực khi theo học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Về phía các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường Trung cấp chuyên nghiệp đều đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển sinh và công tác đào tạo phù hợp với các đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký vào Trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013 đã tăng đáng kể, song, năm 2014 - 2015 lại giảm do tình hình chung của tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp (do khủng hoảng kinh tế, lao động, sản xuất…). Thời gian tới, nếu các giải pháp được thực hiện đồng bộ, thì con số học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký vào Trung cấp chuyên nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên. Khi đó, năng lực người học sẽ được phát huy một cách tốt nhất trong khả năng, điều kiện và hoàn cảnh có được. Nhờ đó, gia đình, xã hội sẽ giảm bớt thời gian và chi phí cho công tác đào tạo. Mặt khác, bản thân các trường Trung cấp chuyên nghiệp cũng như trường đào tạo nghề sẽ thuận lợi hơn trong công tác tuyển sinh. 
 
Trong những năm tới, Thành phố tiếp tục thực hiện giải pháp để đạt được các chỉ tiêu cụ thể. Về phổ cập giáo dục Mầm non, củng cố vững chắc chất lượng phổ cập cho trẻ 5 tuổi và chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1. Nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II; đến cuối năm 2020, 100% các đơn vị quận, huyện và thị xã đạt chuẩn mức độ III. 100% các đơn vị đạt và duy trì chất lượng phổ cập giáo dục THCS mức độ II; đến cuối năm 2010, cố gắng đạt mức độ III. Đối với công tác phân luồng học sinh sau THCS, Thành phố phấn đấu đạt mục tiêu do Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị đề ra về công tác phân luồng tới năm 2020 là 25 - 30%. 

Quỳnh Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t