Thạch Thất: Nâng cao kỹ năng ứng xử văn minh du lịch, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng (08:11 10/06/2023)


HNP - Ngày 9/6, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức Hội nghị triển khai về ứng xử văn minh du lịch, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng cho dân cư, năm 2023, tại xã Dị Nậu.

Các đại biểu tham dự Hội nghị


Huyện Thạch Thất có 209 di tích. Đến nay, có 101 di tích được xếp hạng, trong đó, di tích chùa Tây Phương được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 34 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 66 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trên địa bàn huyện còn bảo tồn 92 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó, có 27 lễ hội, 13 nghệ thuật trình diễn dân gian, 15 nghề thủ công, 22 tri thức dân gian với 18 di sản được ưu tiên bảo vệ. 
 
Bên cạnh đó, huyện còn có hàng trăm trang trại, khu sinh thái và các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có thể phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như: du lịch nghiên cứu, thăm quan, mua sắm, ẩm thực. 
 
Huyện Thạch Thất có 02 điểm đến Di tích đặc biệt Quốc gia Chùa Tây Phương, Khu sinh thái Hoàng Long đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận điểm đến du lịch của thành phố Hà Nội. Đây là những tài nguyên du lịch phong phú trên địa bàn. 
 
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, huyện Thạch Thất được quy hoạch trở thành một trong những huyện phát triển mạnh về công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại và du lịch sinh thái. Hiện nay, huyện đang chọn hướng đi là phát triển du lịch dựa trên nội lực, thế mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và nguồn tài nguyên du lịch của huyện; phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phát triển theo hướng bền vững…
 
PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trao đổi nội dung tại Hội nghị
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trao đổi, truyền đạt những kiến thức cơ bản về ứng xử văn minh du lịch, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng. Cũng tại hội nghị, các đại biểu được thảo luận, trao đổi các vấn đề cụ thể như: chủ trương của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm và định hướng phát triển các dịch vụ du lịch, hoạt động trải nghiệm tại các điểm du lịch nông thôn, hướng dẫn kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách du lịch,...
 
Thông qua hội nghị nhằm tuyên truyền về lợi ích du lịch đem lại, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử du lịch; đẩy mạnh phát triển du lịch di sản văn hoá lịch sử, gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 
* Sáng cùng ngày, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên của Sở Du lịch Hà Nội, Phòng Văn hoá Thạch Thất đã đi khảo sát các địa điểm tại làng nghề Dị Nậu và Tiến Xuân: Cơ sở sản xuất, trưng bày sản phẩm mộc, nổ nén, vườn đu đủ…

Lê Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t