Hội nông dân Thành phố Hà Nội (15:07 27/01/2010)



1/ Giới thiệu đơn vị:

Hội nông dân thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 513/QĐ-TU ngày 03/7/1978 của Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội. Với chức năng nhiệm vụ như sau:

+ Tuyên truyền, giáo dục chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, ý thức xây dựng con người mới, xây dựng nông thôn mới XHCN cho giai cấp nông dân tập thể và từng hộ nông dân làm ăn riêng lẻ (chưa vào HTX sản xuất nông nghiệp).

+ Kiểm tra việc thực hiện điều lệ HTX nông nghiệp.

+ Phản ánh những nguyện vọng chính đáng của quần chúng nông dân và đề suất ý kiến bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ chính sách trong nông nghiệp nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ tập thể của nông dân.

+ Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm trong nông nghiệp nhằm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.

+ Hướng dẫn việc sử dụng quỹ phúc lợi của các HTX sản xuất nông nghiệp để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho giai cấp nông dân tập thể.

 

2/ Cơ cấu tổ chức hiện nay:

Hội nông dân TP Hà Nội hiện có 25 cán bộ. Trong đó:      

+ Biên chế: 18

+ Hợp đồng: 7

Được phân chia  như sau:

+ Chủ tịch, Phó chủ tịch:      3

+ Ban tổ chức- kiểm tra:      3

+ Ban tuyên giáo:                2

+ Ban kinh tế- xã hội:           4  (hợp đồng 1)

+ Văn phòng:                       9 (hợp đồng 5)

+ Trung tâm TGND:              4 (hợp đồng 1)

 

3/ Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban:

3.1: Thường trực thành hội:

+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động hàng ngày của cơ quan Thành hội, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chương trình công tác của Ban thường vụ, Ban chấp hành thành hội.

+ Quán triệt thực hiện sự chỉ đạo của TW Hội nông dân Việt Nam, Thành uỷ Hà Nội. Thay mặt Ban Thường vụ Thành hội giữ mối quan hệ làm việc với Trung ương Hội, Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ thành phố, các Sở ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế- xã hội của thành phố, các cấp uỷ Đảng, chính quyền các huyện, quận và cơ sở.

+ Cùng với Đảng đoàn cơ quan Thành hội phân công quản lý cán bộ trong cơ quan thường trực và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ CNVC trong cơ quan Thành hội. Phối hợp với các huyện, quận uỷ về công tác nhân sự, cán bộ chủ chốt của các quận huyện hội.

+ Quyết định triệu tập hội nghị Ban thường vụ Thành hội và chủ trì hội nghị Ban thường vụ, Ban chấp hành Thành Hội.

           3.2: Ban tổ chức –kiểm tra:

+ Tham mưu đề xuất và thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác củng cố kiện toàn xây dựng tổ chức hội, phát triển hội viên mới.

+ Tham mưu xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các quận huyện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội từ cơ sở tới thành phố theo quy định phân cấp quản lý. Tham mưu xây dựng bộ máy cơ quan Thành hội và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân viên trong cơ quan Thành hội, bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Đảng.

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị và điều lệ hội. Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của hội viên, nông dân. Phối hợp thực hiện dân chủ, kiểm tra giám sát các chính sách liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

+ Thường trực Ban chỉ đạo quy chế dân chủ cơ quan, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ.

           3.3: Ban kinh tế- xã hội:

+ Tham mưu, tham gia trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế xã hội có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

+ Tham mưu, đề suất và tổ chức hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua của các cấp hội và nông dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội.

+ Theo dõi, chỉ đạo, tổng hợp chung về chương trình tạo vốn, chương trình giải quyết việc làm trong nông dân, chương trình tập huấn chuyển giao KHKT, các mô hình, dự án phát triển Kinh tế- xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo trong nông dân.

+ Tham mưu, phối hợp thực hiện các chương trình xã hội, chương trình dân số gia đìnhvà trẻ em, chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, chương trình giáo dục, y tế

           3.4: Ban tuyên giáo:

+ Tham mưu xây dựng nội dung, tổ chức tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, các chính sách pháp luật có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và công tác hội.

+ Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ hội viên nông dân. Phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào văn hoá văn nghệ TDTT, thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong nông dân, nông thôn.

+ Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội từ thành phố tới cơ sở. Tập hợp lưu giữ các tư liệu về lịch sử, truyền thống công tác hội và phong trào nông dân thành phố. Biên tập, phát hành các ấn phẩm phục vụ tuyên truyền của hội.

+ Thường trực Ban biên tập bản tin Hội nông dân thành phố.

          3.5: Văn phòng:

+ Tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của hội hàng tháng, quý, 6 tháng và 1 năm. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình các mặt công tác của Thành hội và chuẩn bị các Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, các văn bản của BCH, Ban thường vụ và Thường trực Thành Hội.

+ Là đầu mối quan hệ giữa các ban, đơn vị trong cơ quan, các cấp hội, các ban ngành, đoàn thể của thành phố. Giúp thường trực, thủ trưởng cơ quan hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và điều hành cơ quan.

+ Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất dự trù kinh phí, giúp Thường trực, Thủ trưởng cơ quan quản lý tài chính, tài sản cơ quan, điều hành công tác hành chính quản trị, văn thư và chăm lo đời sống, tinh thần vật chất cho cán bộ công nhân viên, giữ gìn trật tự vệ sinh môi trường, an toàn cơ quan thành hội.

+ Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của cơ quan. Đảm nhận một số công việc chung của Thường trực, thủ trưởng cơ quan giao.

           3.6: Trung tâm trợ giúp nông dân:

+ Tuyên truyền, phổ biến tổ chức tập huấn và giúp đỡ hội viên nông dân áp dụng tiến bộ KHKT, quản lý vào sản xuất kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, xây dựng dự án và vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng vốn có hiệu quả.

+ Tư vấn về các chính sách phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư, vận động nhân dân mà trước hết là nông dân thực hiện di dân giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.

+ Phối hợp với các ngành của thành phố để đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo nghề, hướng nghiệp, chuyển dịch ngành nghề, giới thiệu việc làm, làm dịch vụ đưa người lao động từ các vùng đô thị hoá hoặc nơi giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư đến làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án tại Hà Nội hoặc đi lao động hợp tác nước ngoài khi thành phố có chỉ tiêu.

 

4/ Thông tin liên hệ:

- Hội nông dân thành phố Hà Nội 33 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình Hà Nội. Điện thoại:          8343474.

- Ban Kinh tế – xã hội:    7719893

- Trung tâm TGND: 8318212

 

5/ Giới thiệu lãnh đạo Thành hội:

- Đ/c Phạm Văn My – Bí thư đảng đoàn - Chủ tịch Hội  - Điện thoại : 8317225

- Đ/c Đỗ Ngọc Toàn: Thành uỷ viên - Phó chủ tịch thường trực - Điện thoại: 7716851

   - Đ/c Bùi Thị Bích Hằng: Phó chủ tịch - Điện thoại: 7716850

 
6/ Danh bạ lãnh đạo Hội Nông Dân

 

 

 

 

Số TT

 

Họ và tên

 

Chức vụ

 

Số điện thoại

 

  1.  

Trịnh Thế Khiết

 

Chủ tịch

 

33822534

 

  1.  

Đỗ Ngọc Toàn

 

Phó CTTT

 

37716851

 

  1.  

Vũ Thuý Lan

 

Phó CT

 

33524139

 

  1.  

Bùi Thị Bích Hằng

 

Phó CT

 

37716850

 

     5.

Lê Trung Hưng

 

Chánh VP

 

33824567

 

 

Văn thư: 33553139
Fax:  33553140



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t