Triển khai hiệu quả chính sách của Quốc hội về phòng, chống dịch Covid-19 (12:09 27/09/2022)


HNP - Sáng 27/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến để lấy ý kiến đối với dự thảo "Báo cáo đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội về các chính sách phòng, chống dịch Covid-19. Tại điểm cầu thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng phát biểu tại điểm cầu Hà Nội


Cả nước ghi nhận 11.439.613 ca mắc Covid-19
 
Theo dự thảo Báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch Covid-19, dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đến nay đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch với quy mô lây lan đợt sau phức tạp hơn đợt trước. Tính đến ngày 11/9/2022, cả nước ghi nhận 11.439.613 ca mắc, trong đó, có 10.322.003 người khỏi bệnh và 43.129 người tử vong.
 
Đến nay, tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin, tạo miễn dịch cộng đồng; số ca mắc giảm và giảm mạnh tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Tất cả các tỉnh, thành phố đều chuyển sang trạng thái "Thính ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP, Nghị quyết 38/NQ của Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã luôn chủ động bám sát tình hình thực tiễn để đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả và kịp thời góp phần vừa kiểm soát tốt dịch Covid-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng lòng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch.
 
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống dịch Covid-19. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch hiệu quả trong tình mới, Chính phủ kiến nghị Quốc hội 3 nhóm nội dung, trong đó, cho phép kéo dài thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc tao quy định tại mục 3.1 của Nghị quyết do ảnh hưởng của dịch bệnh và để bảo đảm nguồn cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc ổn định trên thị trường. Đồng thời, bảo đảm có đủ số thuốc phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp sau năm 2022. Cùng với đó, các cơ sở khám, chữa bệnh, thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 đã thành lập và đang hoạt động được phép tiếp tục hoạt động theo yêu cầu thực tiễn. Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh Covid-19 tại các sơ sở thu dung, điều trị Covid-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế; chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục áp dụng để bảo đảm ổn định quyền lợi của người bệnh. 
 
Tại hội nghị, các bộ, ngành, địa phương bày tỏ sự nhất trí cao khi cho rằng việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức từ thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian vừa qua. Cụ thể, mặc dù Nghị quyết đã cho phép việc mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế, song, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc mua sắm còn rất hạn chế, đặc biệt tại các địa phương dẫn đến thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị để bảo đảm công tác phòng, chống dịch và phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
 
Hà Nội kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong công tác đặt hàng xét nghiệm SARS-CoV-2 
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan ban hành hơn 40 Chỉ thị và Công điện, cùng nhiều văn bản chỉ đạo khác liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, Hà Nội đã triển khai thực hiện nhiều Nghị quyết đặc thù của Thành phố, trong đó, hỗ trợ các bác sỹ, nhân viên y tế trực tiếp làm nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ sở. Trong thời gian chống dịch, Thành phố cũng đã bổ sung thêm một số chế độ chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 với mức hỗ trợ thêm 70% đối với lực lượng tuyến đầu.
 
Qua triển khai thực tiễn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, Ban Chỉ đạo Trung ương đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong công tác tổ chức thực hiện phòng, chống dịch. Theo đó, ở từng giai đoạn dịch, Thành phố cũng chỉ đạo Sở Y tế, các đơn vị liên quan, kịp thời tham mưu ban hành các văn bản phù hợp để chuẩn bị cơ số thuốc, sử dụng thuốc đúng quy định, ngăn chặn việc găm hàng, tăng giá thuốc phòng, chống dịch…
 
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng, trong quá trình triển khai, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác huy động hệ thống y tế tư nhân; công tác mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc; mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; bổ sung kinh phí thực hiện công tác xét nghiệm; đặt hàng xét nghiệm Covid-19…
 
Từ thực tiễn trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/4/2014 của Chính phủ giao Thủ trưởng các cơ sở y tế chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt dự toán mua sắm đối với danh mục thuốc đấu thầu tại cơ sở; xem xét, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đặt hàng xét nghiệm SARS-CoV-2. 
 
Trong công tác triển khai mua sắm, đấu thầu, đề nghị Bộ Y tế hoàn thiện các quy định về đấu thầu thuốc. Theo đó, Bộ cần quy định đấu thầu thuốc cụ thể, rõ ràng để các cơ sở y tế hiểu và thực hiện thống nhất; quy định rõ trách nhiệm, thời hạn của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện đối với từng nội dung liên quan. Về giá mua thiết bị, vật tư, sinh phẩm, hóa chất, Bộ Y tế cần xây dựng, cập nhật đầy đủ danh mục chung, có kiểm soát chặt chẽ biến động giá kê khai, thông tin đầy đủ và có kiểm soát về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế… Trong một số tình huống dịch bệnh khẩn cấp, cần mua sắm một số lượng lớn trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, thuốc trong khoảng thời gian rất ngắn, vì vậy, Bộ Y tế cần xây dựng nguồn dự trữ quốc gia để kịp thời cấp phát cho các địa phương. Sau khi hết dịch, trang thiết bị có thể được thu hồi hoặc điều tiết trong hệ thống y tế toàn quốc, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
 
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đặt hàng xét nghiệm SARS-CoV-2.

Quỳnh Anh


Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t