Làng nghề, phố nghề (16:30 11/12/2009)


HNP - Có 24 làng nghề , gốc là nghề trồng lúa, trồng màu. Các nghề thủ công mỹ nghệ “nổi tiếng” vốn dĩ chỉ là nghề phụ, nghề làm thêm, nghề “tay trái”, thực hiện trong những dịp nông nhàn.

Ảnh: Thợ khảm xà cừ


Ở mỗi làng trong 24 làng ấy bao giờ cũng có vài ba nghề thủ công, hay hơn nữa (ví dụ làng Chàng Kẻ Nưa có 17 nghề). Chẳng làng nào chỉ duy nhất một nghề. Song không phải làng nào cũng “nổi đình nổi đám cả”.

Nổi lên được hay chìm lắng xuống, tất cả là do sự kích thích, hay không kích thích nữa của nhu cầu thị trường. Thị trường nội đô, thị trường ven đô, thị trường vùng miền, thị trường Miền Bắc, thị trường cả nước rồi/và thị trường thế giới…

Hãy chỉ nói đến thị trường nội đô. Ở đây có nhiều tầng lớp thị dân, có đời sống kinh tế “dễ chịu” hay sung túc, do làm ăn tài giỏi, từ đó mà có úng xử, sành ăn sành mặc, sành dùng, sành chơi…(2)

Ở làng nghề Nghĩa Đô có “họ Lại làm giấy sắc rồng” vì nền quân chủ Đại Việt có nhu cầu viết chiếu sắc. Ở Kẻ Mơ có thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân thì sẽ có rượu, “Rượu Kẻ Mơ, cờ Mộ Trạch”, có đậu phụ Mơ, xôi Mơ…rất ngon và đặc sắc. Ở làng Bưởi (Yên Thái), các cô gái làm giấy lệnh, giấy hội…vì có nhu cầu hành chính, nhu cầu thi cử của tầng lớp sĩ phu, quan lại, nhu cầu in, viết kinh của tầng lớp sư sãi. Các cô gái Bưởi “làm giấy cơ hàn vẫn tươi” vì : “Dám xin nho sĩ (sư sãi) chớ cười- Vì em làm giấy cho người đề thơ (viết kinh)”. 

Quanh Thăng Long- Đông Kinh- Hà Nội hình thành dần các làng chuyên doanh đặc sản mà tác giả 24 làng nghề đã nêu ra: giấy Bưởi, tre đan, Làng Vẽ, sơn Đông Mỹ, liềm xeo giấy và bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh, cốm Vòng, bỏng Lủ (cốm), dệt vải và rèn vùng Gối, quạt Chàng, quạt Vác, đũi Dày, gốm sứ Bát Tràng (thế kỷ XVI- XVII mỗi năm xuất khẩu hàng chục vạn bát đĩa, bình sứ và bát sứ Bát Tràng ra các nước Đông Nam Á hải đảo, Nhật Bản…) và làng hoa Ngọc Hà vốn có chợ Hoàng Hoa mà sử cũ ghi vào đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX được kích thích trồng thêm nhiều giống hoa mới nhập từ Pháp để cung ứng nhu cầu về hoa của các ông Tây bà Đầm thực dân. Người Ngọc Hà còn được tổ chức vào Đà Lạt trồng hoa, làm thành một xóm riêng ở Đà Lạt.

Tóm một câu, nghề với người làng nghề “thần dân loại 3” của chế độ quân chủ Nho giáo (tứ dân: Sĩ, Nông, Công, Thương) từ trăm sông “kẻ quê” đã dồn về biển cả Kẻ Chợ. Làng nghề ven đô, giao lưu kinh tế- văn hoá với nội đô, chuyển hoá dần trong một diễn trình lịch sử lúc thăng, lúc trầm, tiếp xúc và biến đổi, đan xen và giao thoa…để làm nên Di sản văn hoá Thăng Long- Hà Nội.

- Ngát thơm hoa sói hoa nhài 
Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ

-                                 Khéo léo tay nghề (hay Khéo tay hay nghề), đất lề Kẻ Chợ (Hà Nội).

* Nghề hàng Bạc, Phố Hàng Bạc
Hàng Đào ríu rít, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Ngang…

Những phố phường cổ kính còn vương lại trong vài dáng hình kiến trúc một nếp sống xa xa của mảnh đất Rồng bay… Những phố phường tiêu biểu cho diện mạo Hà Nội ngày nào… Khu vực “gây ấn tượng” nhiều nhất với người trong, người ngoài Hà Nội… Điểm dân cư luôn tấp nập, đông vui, rộn ràng chảy ngược Đồng Xuân, chảy xuôi Bờ Hồ, phố Huế…

Sau triều đình mãi cuối thế kỷ XIX mới mua lại với giá 120 đồng cái đền nội miếu ở phố Hàng Giày, vốn hướng Nam, tu tạo lại, xoay hướng Đông. Bây giờ cổng đền đã ghi biển “Trâu Khê vọng từ”. Đền ở Hàng Giày, nhưng của dân Hàng Bạc.

Từ triều Gia Long, trong phố có một vị Ty quan để quản lý bạc, thu bạc vụn của tỉnh trao, giao lại cho tràng truyện đúc thành bạc tốt, từng “nén” đủ 10 lạng và 10 tuổi. Hễ khi tỉnh đến nhận, sẽ trao trả lại, đặng đưa về kinh nhập vào công khố. Hàng tràng lấy chỗ hai đình làm nơi xem duyệt sổ sách hằng năm. Trong đình có một hòm gỗ đựng bạc tiền có bốn khoá, cử bốn người, mỗi người giữ một khoá.

Việc đúc bạc nén có thể phân làm hai khâu, hai đợt. Khâu đầu, đợt 1, trong nghề gọi là truyên bạc.

Trước hết, lấy vôi bột đã để cho thật hả, gạch non giã nhỏ và gio bếp (gio củi, hay gio vỏ bưởi thì tốt vì nhẹ, xốp), tất cả đem rây cho thật nhỏ, nhào với nước, nặn thành hình cái chảo. Đó là đồ nấu bạc. Còn như dụng cụ thì có bễ, vài cái que sắt, mấy cái kìm dài cán, nhành chặt, dao chặt…

Cho bạc vụn, hoặc còn lẫn các loài kim khí khác vào chảo, kéo bễ đốt lò mà nấu. Nấu bằng than củi, xưa gọi là than tàu, không dùng than đá. Để đỡ tốn, bạc bắt đầu chảy ra rồi mới dùng củi.

Bạc chảy rồi thì cho chì vào. Phải liệu bạc mà cho chì. Cho ít chì quá, bạc không đủ tuổi. Cho nhiều chì quá sẽ hao bạc, nhà nghề gọi là đì bạc. Bạc vụn, mà xem ra chừng 7 tuổi, thì cho chừng năm lạng chì trong một nén. Chì chảy, quyện các tạp chất khác, để bạc đủ tuổi 10…

Nấu bạc, cần nhìn vángsao. Váng là cái màng màu xam xám như bọt cơm. Sao lại là bọt lửa, chạy đi chạy lại. Bạc gần được, sao váng ít dần đi. Sao váng hết thì bạc cũng được.

Để nguội, dỡ ra lấy bạc tốt, còn lại những cặn bã, xi đọng ở chảo vôi gio, nhà nghề gọi là đì bạc. Dân Kẻ Sặt Từ Sơn ngày trước sang phố Hàng Bạc mua đì về tán nhỏ, làm rút đồng, chì, bạc…

Bạc tốt đem về chặt thành từng miếng, cân lên mười lạng một, tức là một nén.

Khâu thứ hai là khâu đúc bạc.

Nồi nấu nặn bằng đất thó trộn với gio, trấu, phơi hoặc nung thật khô. Những miếng bạc chặt cân đủ nén, cho vào nồi nấu. Nấu bạc phải cho vào một ít hàn the. Hàn the, khoa học gọi là Bô rát nát ri (Bo3Na2) làm cho bạc chóng chảy và láng mặt. Hàn the bám vào vách nồi thành chai.

Bạc chảy loãng sẽ đem đổ khuôn.

Khuôn đúc bạc nén, nhà nghề gọi là thão. Thão bằng sắt, có chuôi bằng gỗ. Trước khi đổ bạc, phải bỏ thão cho rõ thật nóng. Than gỗ thông tán nhỏ xoa vào thão, rồi thoa ít dầu ta- dầu cây thầu dầu, dầu thắp đèn ngày xưa, để cho bạc khỏi dính vào thão.

Bạc đã đổ khuôn xong, nén bạc còn nóng đỏ, phải lấy ra sửa sang ngay cho đẹp nén bạc. Dùng búa nhỏ gõ cho vuông vắn. Trao thão có nổi chỉ, giữa hơi lõm. Nén bạc vì thế có vấu ở dưới và có đủ thành chỉ. Sửa sang xong, đóng dấu có hai chữ “Thập túc” (đủ 10) vào thành nén bạc



Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t