Chăm sóc sức khỏe (16:24 11/12/2009)


HNP - Hà Nội là nơi có mật độ các cơ sở y tế công lập tập trung khá cao với 86 đơn vị trực thuộc Sở Y tế (tính đến hết năm 2008).


Số cơ sở y tế ngoài công lập là 5.728, bao gồm cả hành nghề y tư nhân, hành nghề dược tư nhân và hành nghề y học cổ truyền. Tuy vậy, nhu cầu khám, chữa bệnh vẫn rất cao, các bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải. Và không chỉ có khám, chữa bệnh, trong đời sống xã hội phát triển, người dân ngày càng có nhu cầu cao trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Thực tế đó đòi hỏi thành phố phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đào Văn Bình, Hà Nội đã có đề án đẩy mạnh xã hội hóa y tế thành phố giai đoạn 2009-2015 với mục tiêu là đầu tư vốn xây dựng các cơ sở y tế để đến năm 2015 đạt 20 giường/10.000 dân. Để đạt được mức này thì cần phải bổ sung 10.000 giường nữa. Bên cạnh đó còn phải tập trung nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh… Theo đó, từ nay đến năm 2015 thành phố sẽ huy động vốn xã hội hóa khoảng 1.734 tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị y tế, xây dựng 16 bệnh viện ngoài công lập với 3.350 giường, cấp thêm đất cho 10 bệnh viện tư nhân và hoàn thành quy hoạch xây dựng 5 cụm bệnh viện liên hoàn (cụm phía Đông thuộc huyện Gia Lâm, cụm phía Tây thuộc khu vực Phúc Thọ và Sơn Tây, cụm phía Nam thuộc huyện Thường Tín, cụm phía Tây Nam thuộc huyện Chương Mỹ và cụm phía Bắc thuộc khu vực Sóc Sơn, Mê Linh). Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cân đối, hợp lý, bảo đảm đạt các chỉ tiêu cơ bản như: Có hơn 15 bác sĩ/10.000 dân, 3 đến 3,5 điều dưỡng hộ sinh/1 bác sĩ.

Trong vài năm trở lại đây, đầu tư xã hội hóa y tế ở thành phố phát triển mạnh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, xây dựng các phòng khám theo nhu cầu, phòng khám ngoài giờ, các khu y tế kỹ thuật cao. Nhiều đề án xã hội hóa thu hút vốn đầu tư trang bị máy móc kỹ thuật cao đã được thực hiện trong các bệnh viện công như: Đề án MRI, Hệ thống phẫu thuật Phaco của Bệnh viện Xanh pôn, Đề án xã hội hóa Bệnh viện Tim, Đề án đầu tư hệ thống xạ trị gia tốc của Bệnh viện Ung bứu, Đề án tăng cường nhân lực Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, các Đề án xã hội hóa Phòng khám 21 Phan Chu Trinh và phòng khám 107 Tôn Đức Thắng… Hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập phát triển khá nhanh. Như đã nêu trên, có 5.728 cơ sở y tế, trong đó có 13 bệnh viện tư nhân. Hệ thống này đã đảm nhận 30% tổng số hoạt động khám, chữa bệnh thông thường, chia sẽ không ít cho hệ thống công lập. Công tác xã hội hóa y tế của thành phố phát triển như hiện nay được đánh giá là đáng khích lệ. Nó đã tạo ra được cơ chế cạnh tranh buộc các cơ sở khám, chữa bệnh phải thay đổi chiến lược, nâng cao chất lượng phục vụ. Người dân, trong đó cả người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách đã có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, một số đã được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, đẩy mạnh xã hội hóa y tế đang gặp phải không ít khó khăn. UBND thành phố Hà Nội cho biết quỹ đất sạch giành cho các dự án gọi đầu tư xã hội hóa y tế còn hạn hẹp. Các chính sách, cơ chế quản lý việc huy động đầu tư còn thiếu, không quy định rõ ràng, quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư, của bệnh viện. Thủ tục để xây dựng các bệnh viện ngoài công lập phải qua nhiều khâu do vậy chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng được các bệnh viện ngoài công lập quy mô lớn, mà chỉ có những dự án bệnh viện quy mô nhỏ (dưới 100 giường và chủ yếu là cải tạo sửa chữa công trình nhà ở trong các khu dân cư.

Giải pháp mà thành phố đề ra nhằm khắc phục những vướng mắc là tích cực cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về xã hội hóa công tác y tế. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ nguồn lực cho y tế như: Có chính sách khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư cho y tế. Tạo quỹ đất sạch và công khai hóa các địa điểm xây dựng cơ sở ngoài công lập để thu hút đầu tư. Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí hiện đại hóa trang thiết bị y tế cho bệnh viện công giai đoạn 2010-2015 là 400 tỉ đồng và hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho các bệnh viện tư nhân đến năm 2015 là 450 tỷ đồng. Có chính sách khuyến khích thành lập trường đại học, cao đẳng y tế tư nhân để gia tăng nguồn nhân lực phục vụ ngành y…



Các bài mới đăng

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t