70 năm Thăng Long thời Nguyễn (11:20 06/05/2015)


HNP - Suốt thế kỷ XIX, Thăng Long không còn được giữ vai trò “chủ nhà” của các kỳ thi đại khoa như suốt 700 năm trước. Thăng Long mất đi những ngày hội tưng bừng được ngắm nhìn các vị tân khoa Tiến sĩ “cưỡi ngựa xem hoa” dọc các con đường lớn của kinh kỳ.

Nét đặc trưng của góc phố cổ Hà Nội (Ảnh: Tư liệu)


Thiên lên cự thật thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung.


                                                         Nghĩa là:


Nhà lớn từ hàng nghìn xưa, nay thành đường cái quan
Một tòa thành mới làm lấp mất cung điện cũ.


Đấy là hai câu thơ trong bài Thăng Long của thi hào Nguyễn Du viết vào khoảng đầu thế kỷ XIX, khi Thăng Long mất đi vị trí là kinh đô của cả nước. Nỗi niềm hoài niệm, nuối tiếc ấy đâu chỉ của riêng tác giả Truyện Kiều khi đến với Thăng Long, mà của chung mọi người, kể cả một thi sĩ đất Thăng Long: Bà Huyện Thanh Quan.
 

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

 

Phải đặt mình vào là một người dân đất Thăng Long - hoặc người dân của Bắc Hà thuở bấy giờ mới thấu hiểu nổi nỗi lòng của những con người từng yêu quý và tự hào về chốn kinh kỳ nghìn năm văn vật này, khi Thăng Long không còn là Thượng Kinh nữa.

Suốt cả thế kỷ XIX, Thăng Long không còn được giữ vai trò “chủ nhà” của các kỳ thi đại khoa như suốt 700 năm trước. Thăng Long mất đi những ngày hội tưng bừng được ngắm nhìn các vị tân khoa Tiến sĩ “cưỡi ngựa xem hoa” dọc các con đường lớn của kinh kỳ. Cửa Đông Hoa thôi không treo bảng vàng ghi tên các vị đỗ Tiến sĩ nữa. Văn Miếu kinh đô Thăng Long xưa bị hạ cấp thành Văn Miếu của tỉnh Hà Nội, ở đó không còn là nơi triều đình long trọng dựng các lấm bia đá ghi tên Tiến sĩ như thuở nào...

Tuy nhiên, mảnh đất Thăng Long văn hiến là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi sản sinh và cư trú của nhiều danh nho, danh sĩ lừng danh: Phạm Quý Thích, Vũ Tông Phan, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát... Chính Nguyễn Văn Siêu đã bằng tài trí và tâm hồn nghệ sĩ của mình tạo nên những công trình kiến trúc đẹp đẽ góp phần làm cho phong thái của Thăng Long - Hà Nội được giữ gìn và phát triển...

Dù cho không còn là kinh đô, nhưng Thăng Long ở thế kỷ XIX vẫn giữ được vị trí là một trung tâm kinh tế công thương nghiệp lớn của cả nước. Nhiều thương gia Hoa kiều và các nước phương Tây khi đến Việt Nam buôn bán hoặc lập nghiệp, thì đô thị gây cho họ sự chú ý đầu tiên là Thăng Long - Hà Nội, chứ không phải các đô thị khác...

Cho nên, dù cho đã trở thành tỉnh thành của tỉnh Hà Nội, nhưng nói như Nguyễn Du, mảnh đất thiêng liêng này vào thế kỷ XIX “Vẫn còn là Thăng Long chốn Đế kinh xưa” (Do thị Thăng Long cựu đế kinh). Và có thể nói rằng đối với người Hà Nội thời bấy giờ, Hà Nội vẫn là “Kinh đô trong tâm tưởng” của họ:

 

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cùng người Tràng An”.


Theo thanglonghanoi.gov.vn


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t