Nâng cao năng lực kỹ thuật cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ô tô (21:35 10/08/2017)


HNP - Ngày 10/8, Sở Công Thương Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba), Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) phối hợp với Công ty CP CN Network Việt Nam tổ chức chương trình đào tạo dành cho các DN chế tạo Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng, quản trị…

Tham gia khóa đào tạo, các DN được trang bị nhiều kiến thức để đáp ứng yêu cầu tình hình mới


Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cho biết: Lớp đào tạo Trang bị tâm thế nâng cao năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực ô tô được thực hiện trong 4 ngày gồm 10/8, 17/8, 29/8 và 14/9. Đây là một trong 4 kỳ đào tạo của Chương trình chuyên gia trong nước và nước ngoài phổ biến kiến thức, tư vấn nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các DN Hà Nội do Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tổ chức thực hiện.
 
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu của các DN đáp ứng chuỗi cung ứng toàn cầu là hết sức cần thiết. Do đó, việc tổ chức chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng tiếp cận, sẵn sàng đón nhận và đáp ứng được với các đơn hàng của đối tác, hợp tác thuận lợi với các nhà nhập khẩu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu sản phẩm, linh kiện ra thế giới, trong đó có thị trường Nhật Bản.
 
Ông Otsuka Tetsuhisa, Giám đốc Công ty CP CN Network Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi tạo ra chuỗi đào tạo này không phải sẽ giúp các DN sẽ tìm ra ngay lời giải, ra ngay đáp án cho DN mình. Mà từ những thông tin nền tảng cơ sở đến những thông tin công nghệ kỹ thuật mới đang được áp dụng triển khai trên thế giới, cùng sự kết nối giữa các DN Việt Nam với nhau và sự hợp tác với DN Nhật Bản, từ đó, DN tìm ra phương pháp quản trị, phương án sản xuất, định hướng sản phẩm, thị trường riêng cho DN mình”.
 
Do đó, chương trình đào tạo được bắt đầu từ việc mỗi DN định hình lại vị trí của mình, của DN mình ở đâu, cho đến việc tiếp cận với các hàng sản xuất có bề dày lịch sử của Nhật Bản, qua những buổi thăm quan nhà xưởng, để có những phân tích rút ra bài học thực tiễn. Tuy nhiên, tính quyết định vẫn là sự nhận thức, sự quyết tâm từ DN để hưởng ứng tích cực, đồng hành đến cùng chương trình. “Chúng tôi tin tưởng trong thời gian 1 năm, 2 năm, 3 năm chúng ta chắc chắn sẽ có cụm chi tiết made in Việt Nam được lắp rắp vào ô tô được chạy trên đường của Việt Nam hay cả trên thế giới”, ông Otsuka Tetsuhisa nói.
 
Theo các chuyên gia, với vai trò kết nối của cơ quan quản lý nhà nước và NC Network, các hiệp hội như Hanshiba, Vasi chắc chắn sẽ có những kết nối thực tế hơn nữa để sản phẩm mỗi DN, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia được chuỗi thành phẩm toàn cầu. Tiếp cận nhanh những phương thức quản trị tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, đưa các thương hiệu Việt ngày một lớn mạnh, vươn ra thế giới.

Quang Phú


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t